Một số nghiên cứu đã chứng minh rằng những người thường xuyên bỏ bữa sáng có nguy cơ bị tăng huyết áp, tăng mức đường trong máu và cholesterol cao hơn.
Bỏ bữa ăn sáng sẽ không cung cấp đủ chất dinh dưỡng và năng lượng cho cơ thể.
Sau một đêm nghỉ ngơi, tức là cách 10-12 tiếng từ bữa cơm chiều hôm trước, cơ thể không được nạp năng lượng. Do đó, buổi sáng cơ thể cần được bổ sung một nguồn năng lượng để khởi động và chuẩn bị cho một ngày mới.
Tuy nhiên, với cuộc sống hiện đại bận rộn, nhiều người thường bỏ qua bữa sáng với nhiều lý do khác nhau như không đủ thời gian để chuẩn bị thức ăn, muốn ngủ muộn thêm, vội vã tới công sở hay lớp học…
Bỏ bữa ăn sáng sẽ không cung cấp đủ chất dinh dưỡng và năng lượng cho cơ thể, ngoài ra còn làm chậm quá trình trao đổi chất, khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và không được tỉnh táo. Nếu với một cơ thể mệt mỏi thì bạn sẽ rất khó tập trung, phản ứng chậm chạp hơn, ảnh hưởng đến hiệu quả công việc và học tập trong suốt cả ngày dài.
Tác hại của việc bỏ bữa sáng vẫn còn là vấn đề gây tranh cãi. Những người ủng hộ việc bỏ bữa sáng để giảm cân thường cho rằng không có gì đáng lo ngại. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng không ăn sáng có thể gây ra rất nhiều tác hại đáng lo lắng.
1. Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa
Tác hại của việc thường xuyên không ăn sáng là tăng nguy cơ mắc bệnh loét dạ dày. Bởi khi bạn không ăn sáng, cơ thể tự động tiết axít vào dạ dày. Lúc này niêm mạc dạ dày bị tác động, dẫn đến sự viêm nhiễm và loét.
Ngoài ra, việc nhịn ăn sáng cũng làm cho dạ dày không hoạt động đúng cách, gây ra hậu quả đến quá trình tiêu hóa thức ăn.
Không những vậy, việc bỏ bữa sáng còn có thể dẫn đến cảm giác chán ăn và rối loạn tiêu hóa. Bởi vì lúc này cơ thể không cung cấp đủ chất xúc tác cần thiết để kích thích quá trình tiêu hóa, gây ra tình trạng khó tiêu đi kèm với đầy bụng, buồn nôn…
2. Thiếu chất
Sau giấc ngủ đêm, bữa sáng chính là thời điểm cơ thể được bổ sung năng lượng và dinh dưỡng. Vì thế, nếu bạn bỏ đi bữa sáng tức là cơ thể có nguy cơ bị thiếu hụt dưỡng chất và kéo dài tình trạng đó sức khỏe của bạn sẽ khó tránh khỏi bị ảnh hưởng xấu.
Bữa sáng là thời điểm hoàn hảo để bổ sung các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể như chất xơ, vitamin. Những chất này giúp cơ thể hoạt động cả ngày. Do vậy, bỏ bữa sáng có thể khiến bạn ăn không đủ lượng chất này, dẫn đến hậu quả lâu dài cho sức khỏe.
3. Gây hại cho tim mạch
Tác hại của việc không ăn bữa sáng là gì? Việc thường xuyên bỏ bữa sáng có thể gây tác hại nghiêm trọng đối với sức khỏe tim mạch. Một số người cho rằng bỏ bữa sáng giúp giảm cân, tuy nhiên, quan niệm sai lầm này có thể dẫn đến những hệ lụy khó lường.
Một số nghiên cứu đã chứng minh rằng những người bỏ bữa sáng có nguy cơ bị tăng huyết áp, tăng mức đường trong máu và cholesterol cao hơn. Những yếu tố này có thể dẫn tới các vấn đề về tim mạch, như bệnh tim và đột quỵ.
4. Làm chậm quá trình trao đổi chất
Một trong các tác hại của việc không ăn sáng là ảnh hưởng tới quá trình trao đổi chất của cơ thể. Khi bạn không ăn sau một đêm dài bỏ đói, cơ thể sẽ hoạt động chậm lại để bảo tồn năng lượng. Điều này có nghĩa là quá trình trao đổi chất chậm lại, khiến bạn có cảm giác đói và thèm đường nhiều hơn.
5. Bị đau nửa đầu
Một trong những tác dụng phụ của việc không ăn sáng là nó có thể gây ra chứng đau nửa đầu. Bởi vì bỏ bữa khiến lượng đường trong máu xuống thấp, có thể làm tăng huyết áp, từ đó tăng nguy cơ đau nửa đầu.
6. Gây suy giảm trí nhớ
Khi không ăn sáng, cơ thể thiếu hụt dưỡng chất, ảnh hưởng đến chức năng của não bộ và khiến cơ quan này hoạt động không hiệu quả. Lâu dần sẽ dẫn tới các vấn đề về nhận thức và trí nhớ.
7. Gây bệnh tiểu đường
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng việc bỏ bữa sáng mỗi tuần một lần có liên quan đến nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường tuýp 2 cao hơn 6%. Nguy cơ sẽ tăng lên, với việc bỏ bữa sáng 4 hoặc 5 lần mỗi tuần dẫn đến nguy cơ gia tăng 55%.
8. Sỏi mật
Nếu bạn không ăn sáng, mật sẽ không có thức ăn để tiêu hóa, dịch mật sẽ ở trong túi mật lâu hơn. Nếu tình trạng này kéo dài, dịch mật sẽ tích tụ trong túi mật và đường ruột, cholesterol từ trong mật tiết ra sẽ dễ hình thành nên sỏi mật.
9 Suy giảm hệ miễn dịch
Do không có nguồn năng lượng bổ sung cho cơ thể vào lúc sáng sớm nên cơ thể buộc phải lấy năng lượng dự trữ từ gan, khiến gan luôn ở trong tình trạng quá sức. Nếu bạn nhịn ăn sáng thì đến khoảng 9-10 giờ trưa, cơ thể sẽ xuất hiện sự cồn cào và nôn nao, huyết áp hạ thấp, gây tổn hại nghiêm trọng đến hệ tiêu hóa. Nếu bỏ bữa sáng liên tục sẽ khiến khả năng miễn dịch và sức đề kháng của cơ thể suy giảm trầm trọng.
10. Ảnh hưởng đến tâm trạng
Theo các nghiên cứu, bữa sáng chính là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày. Khi bạn không ăn sáng, cơ thể sẽ không nhận được đủ năng lượng để hoạt động gây ra cảm giác mệt mỏi, cáu gắt và khó tập trung trong suốt buổi sáng. Bạn có thể cảm thấy buồn ngủ và không thể tập trung vào công việc cần làm.
11. Gây rụng tóc
Một trong những tác dụng phụ chính của việc bỏ bữa sáng là rụng tóc. Bữa sáng là bữa ăn tinh túy trong ngày và có vai trò chính trong việc thúc đẩy sự phát triển của nang tóc.
Không ăn sáng cơ thể không được cung cấp protein, ảnh hưởng đến mức độ keratin, ngăn cản sự phát triển của tóc và gây rụng tóc. Vì vậy, nếu bạn muốn có một mái tóc chắc khỏe, không bị rụng thì bạn nên ăn bữa sáng giàu protein hàng ngày.
12. Lão hóa nhanh
Bỏ bữa ăn sáng khiến cơ thể buộc phải huy động lượng đường và protein được dự trữ sẵn để cung cấp cho hoạt động của cơ thể. Điều này khiến da bị khô, rám, không còn chất dinh dưỡng, dẫn đến tình trạng xuất hiện nếp nhăn, thường gặp nhất là ở vùng mắt và mặt.
13. Nguy cơ béo phì
Nhiều người nhịn ăn sáng để giảm cân nhưng một trong những tác hại của việc không ăn sáng là có thể gây tăng cân. Đây mặc dù đang là vấn đề gây tranh cãi, nhưng đã được chứng minh trong nhiều nghiên cứu.
Buổi trưa và buổi tối chúng ta sẽ phải ăn nhiều hơn để bù đắp cho phần dinh dưỡng thiếu hụt vào buổi sáng nhưng hoạt động vào buổi chiều và tối không nhiều. Chính vì thế, thức ăn sẽ không kịp tiêu hóa hết, khiến lượng mỡ tích tụ lại ngày càng nhiều dẫn đến trình trạng béo phì.