Liên quan đến phòng chống bệnh tay chân miệng, thời gian qua, Bộ Y tế đã có nhiều văn bản hướng dẫn, chỉ đạo tăng cường công tác phòng chống bệnh, nhập khẩu thuốc điều trị.
Bác sỹ Bệnh viện Nhi đồng 2 điều trị cho trẻ mắc bệnh tay chân miệng. (Ảnh: TTXVN phát)
Theo thống kê mới nhất từ Bộ Y tế, tích lũy từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 49.006 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, trong đó 16 trường hợp tử vong. So với cùng kỳ năm 2022, số mắc tay chân miệng đã có sự gia tăng.
Theo các chuyên gia y tế, bệnh tay chân miệng lưu hành tại Việt Nam chủ yếu do chủng Enterovirus 71 (EV71) và Coxsackie A16. Bệnh có thể xảy ra trên mọi đối tượng, tuy nhiên có đến 90% ca bệnh xảy ra ở trẻ dưới 3 tuổi. Chủng EV71 thường gây bệnh trong tình trạng nặng, dễ gây các biến chứng và có thể tử vong.
Đáng lưu ý, từ đầu năm 2023 đến nay có sự gia tăng tỷ lệ ca mắc dương tính với chủng EV71. Chính đặc điểm này khiến cho các ca mắc bệnh tay chân miệng diễn biến nặng nhiều hơn so với các năm trước đây.
Các bác sỹ khuyến cáo phụ huynh nếu thấy trẻ có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để được xác định mức độ bệnh, đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, không nên tìm hiểu trên mạng rồi tự ý dùng thuốc, có thể khiến bệnh của trẻ nặng thêm.
Liên quan đến phòng chống bệnh tay chân miệng, thời gian qua, Bộ Y tế đã có nhiều văn bản hướng dẫn, chỉ đạo tăng cường công tác phòng chống bệnh; thành lập 7 đoàn đi kiểm tra, giám sát, chỉ đạo công tác phòng chống sốt xuất huyết và tay chân miệng tại các tỉnh/thành phố trọng điểm. Các đơn vị chuyên môn của Bộ Y tế cũng đã tăng cường phối hợp với các đơn vị liên quan để đảm bảo thuốc cho nhu cầu điều trị bệnh tay chân miệng.
Gần đây nhất có 3.000 chai dịch truyền Globulin miễn dịch điều trị bệnh tay chân miệng, 21.000 ống thuốc tiêm chứa hoạt chất Phenobarbital đã được nhập khẩu về Việt Nam để phục vụ nhu cầu điều trị b