Đái tháo đường hay dân gian thường gọi là bệnh tiểu đường, là một bệnh mạn tính phổ biến, xảy ra khi tuyến tụy không sản xuất đủ insulin hoặc khi cơ thể không thể sử dụng hiệu quả insulin mà nó sản xuất. Insulin là một loại hormone điều chỉnh lượng glucose trong máu. Tăng đường huyết là một tác động phổ biến của bệnh tiểu đường không được kiểm soát và theo thời gian dẫn đến tổn thương nghiêm trọng cho nhiều hệ thống của cơ thể, đặc biệt là các dây thần kinh và mạch máu…
Theo Tây y, tiểu đường là một hội chứng thiếu hoàn toàn hoặc một phần insulin, đặc trưng bởi sự không dung nạp glucose, thay đổi chuyển hoá lipid và protein mà thể hiện rõ nhất là sự tăng đường huyết. Về sau sẽ dẫn đến các biến chứng như bệnh võng mạc, bệnh thận và bệnh thần kinh. Bệnh nhân tiểu đường đặc trưng bởi tình trạng ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều và gầy nhiều.
Trong Đông y không có khái niệm bệnh tiểu đường nhưng xét trên triệu chứng ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều và gầy nhiều thì bệnh tiểu đường thuộc phạm vi chứng tiêu khát. Nguyên nhân của tiểu đường theo Đông y là do ăn uống nhiều đồ cay, béo, ngọt; do sang chấn tinh thần tạo thành hỏa nhiệt, uất nhiệt làm phần âm của các tạng phủ, vị, thận bị hao tổn. Hỏa làm phế hư gây chứng khát; vị âm hư gây đói nhiều, người gầy; thận âm hư không tàng trữ tinh hoa của ngũ cốc gây tiểu tiện nhiều ra chất đường.
Ảnh minh họa
Phương pháp đông y chữa tiểu đường dựa trên nguyên tắc chung lấy dưỡng âm thanh nhiệt, sinh tân dịch là cơ sở. Nhưng trên lâm sàng hội chứng của bệnh đái đường có nhiều khi thiên về khát nhiều, thiên về đói nhiều hoặc một số bệnh nhân lại thiên về tiểu tiện nhiều nên cách chữa còn theo triệu chứng mà có trọng điểm gia giảm. Vì thận là nguồn gốc của âm dịch và nơi tàng trữ tinh vi của ngũ cốc nên vẫn lấy bổ thận âm làm chính.
Cũng như các bệnh lí nội khoa mạn tính khác, đối với chứng tiêu khát, nguyên tắc trị liệu của y học cổ truyền là: Điều trị toàn diện, nguyên tắc này xuất phát từ quan điểm chỉnh thể, coi nhân thể là một khối thống nhất. Toàn diện nghĩa là trong trị liệu phải luôn luôn chú ý xem xét và điều chỉnh công năng tạng phủ bị bệnh trong mối quan hệ ràng buộc và tác động qua lại với tất cả các tạng phủ khác; sử dụng tổng hợp các biện pháp dùng thuốc và không dùng thuốc, thuốc và chế độ ăn uống, sinh hoạt, tập luyện khí công dưỡng sinh…
Biện chứng luận trị, nghĩa là phải căn cứ vào bệnh cảnh lâm sàng cụ thể, loại hình và giai đoạn bệnh, đặc điểm về thể chất, giới tính, tuổi tác… của từng người bệnh mà lựa chọn thuốc và các biện pháp trị liệu cho phù hợp. Đây là nguyên tắc trị liệu có tính đặc trưng của y học cổ truyền. Tuy nhiên, hiện nay do sự tác động của đời sống công nghiệp, người ta có xu hướng “biện bệnh luận trị” hơn là “biện chứng luận trị”.
Chú ý vận dụng các liệu pháp có tính tự nhiên như dược thiện (món ăn – bài thuốc), trà dược, xoa bóp, bấm huyệt, khí công, dưỡng sinh… Nguyên tắc này dựa trên quan điểm “thiên nhân hợp nhất” của y học cổ truyền – tức là con người và tự nhiên là thống nhất, con người khởi nguồn từ tự nhiên, dựa vào tự nhiên, phát triển cùng với tự nhiên. Con người là sản phẩm, là một bộ phận cấu thành của tự nhiên, mọi biến đổi sinh lí và bệnh lí của nhân thể luôn luôn chịu sự ảnh hưởng và chi phối của tự nhiên.
Về phương pháp điều trị cụ thể, có thể chia làm 2 biện pháp lớn là dùng thuốc và không dùng thuốc. Đối với không dùng thuốc: Sử dụng các liệu pháp tự nhiên như châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp, dược thiện, trà dược, cháo thuốc, dán thuốc vào huyệt, tắm thuốc, tập luyện khí công dưỡng sinh…
Đối với dùng thuốc: Thường theo 3 phương thức biện chứng luận trị, chuyên bệnh chuyên phương và vận dụng kinh nghiệm dân gian. Cụ thể, biện chứng luận trị là tuỳ theo từng thể bệnh mà lựa chọn các vị thuốc và bài thuốc cho phù hợp; Chuyên bệnh chuyên phương là phương pháp sử dụng một bài thuốc cố định dùng chung cho tất cả các thể bệnh, cũng có thể gia giảm nhưng số lượng không nhiều; Vận dụng kinh nghiệm dân gian là phương pháp trị liệu thường rất đơn giản, dễ kiếm, dễ dùng, rẻ tiền và có hiệu quả ở các mức độ khác nhau. Kinh nghiệm trị liệu tiểu đường trong dân gian là rất phong phú nhưng chưa được chú ý đúng mức và khai thác hết.
Ngoài ra, hiện nay còn có thể sử dụng thực phẩm chức năng để hỗ trợ điều trị tiểu đường. Theo Bác sĩ, Đại tá, Tiến sĩ Nguyễn Kim Lưu – nguyên Giám đốc Trung tâm U Bướu và Y học hạt nhân, ở Việt Nam có rất nhiều thảo dược và cây thuốc để sử dụng hỗ trợ điều trị cho người đái tháo đường. Ví dụ như các thuốc được chiết xuất từ khổ qua, dây thìa canh, giảo cổ lam… bởi trong những loại cây này có những hàm lượng, những chất làm giảm nồng độ đường máu cũng như làm giảm đề kháng insulin. Bác sĩ, Tiến sĩ Nguyễn Kim Lưu còn cho biết thêm, gần đây có nhiều sản phẩm thực phẩm chức năng có thêm thành phần mới là đông trùng hạ thảo, sản phẩm từ nhung hươu… vừa là tăng cường dinh dưỡng, tăng cường đề kháng nhưng đồng thời cũng có rất nhiều yếu tố vi lượng ở trong đó, có alpha lipoic acid là một chất chống gốc tự do, chống oxi hoá rất mạnh giúp gián tiếp giảm nồng độ đường huyết cũng như biến chứng của đái tháo đường.
Tuy nhiên, nguyên Giám đốc Trung tâm U Bướu và Y học hạt nhân cũng nhấn mạnh, hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm thực phẩm chức năng trôi nổi không rõ nguồn gốc, được quảng cáo sai sự thật, “thần thánh” hoá công dụng. Vì vậy, người tiêu dùng khi sử dụng cần có sự chọn lọc kĩ càng, nên mua sản phẩm từ những thương hiệu uy tín và đặc biệt cần tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị trước khi sử dụng để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Thực hiện sứ mệnh “tất cả vì bạn” Công ty Cổ phần Bệnh Viện Quốc tế LifeCare vừa cho ra mắt sản phẩm Tiểu Tâm Đường giúp hỗ trợ giảm chỉ số đường huyết và sản phẩm Thái Tâm Khang ngăn ngừa đột quỵ. Các sản phẩm được phân phối bởi Hệ thống nhà thuốc Life Care toàn quốc.
NHÀ THUỐC LIFE CARE 163
Địa chỉ: Số 163 Nguyễn Chí Thanh, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội.
NHÀ THUỐC LIFE CARE 14
Địa chỉ: Số 14 Trường Chinh, Khương Thượng, Đống Đa, Hà Nội.
NHÀ THUỐC LIFE CARE 59
Địa chỉ: Số 59 Phố Thái Học 1, Phường Sao Đỏ, Thành phố Chí Linh, Tỉnh Hải Dương.