Xuất khẩu cà phê tăng cao, Việt Nam quyết xây dựng vùng cà phê đạt chuẩn

Xây dựng vùng nguyên liệu đạt chuẩn là giải pháp để giữ giá xuất khẩu cà phê duy trì ở mức cao.

Thống kê từ Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam(MXV), bất chấp dữ liệu xuất khẩu cà phê tăng cao trong tháng 8 tại Brazil và tồn kho cà phê trên Sở ICE đang có tín hiệu tích cực, giá hai mặt hàng cà phê vẫn ghi nhận mức tăng lần lượt 1,35% với Arabica và 0,65% với Robusta.

Giá cà phê tiếp tục giữ đà tăng sau phiên giao dịch ngày 14/9

Brazil đã xuất khẩu 3,67 triệu bao cà phê loại 60kg trong tháng 8, trong đó có 3,35 triệu bao cà phê nhân, tăng 33,3% so với cùng kỳ năm trước, theo Hiệp hội Những nhà Xuất khẩu Cà phê Brazil (CECAFE).

Hơn nữa, tồn kho Arabica đạt chuẩn trên Sở hàng hóa liên lục địa ICE-US giữ nguyên tại mức khoảng 442.550 bao loại 60kg và đi kèm với 19.820 bao đang chờ phân loại khi kết phiên 13/9, trong khi, tồn kho Robusta trên Sở ICE-EU tăng thêm 680 tấn, lên mức 36.450 tấn.

Trên thị trường nội địa, sáng nay, giá cà phê nhân xô tại Tây Nguyên và các tỉnh Nam Bộ tiếp tục điều chỉnh tăng từ 300 – 400 đồng/kg, đưa giá thu mua trong nước lên mức 65.900 – 66.900 đồng/kg, cao nhất ghi nhận kể từ đầu tháng 9.

Xây dựng vùng cà phê đạt chuẩn là giải pháp duy nhất giúp giữ giá cà phê ở mức cao

Số liệu của Tổng cục Hải quan cho thấy lượng xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong tháng 8 sang 2 thị trường chủ lực là Hoa Kỳ và EU sụt giảm mạnh, giảm 32,3% và 55% tương ứng so với tháng 7, và giảm 32,6% và 58,9% so với cùng kỳ. Mặt khác, lượng cà phê tới thị trường Indonesia và Anh tăng mạnh 49,3% và 393,3% so với tháng 7; và tăng 53% và 41,5% so với cùng kỳ.

Cụ thể, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang EU tổng 8 tháng đầu năm chiếm 387,9%, với tổng lượng cà phê xuất khẩu của cả nước ghi nhận mức 455,11 nghìn tấn, giảm 10,6% so với cùng kỳ.

Mặt khác, xuất khẩu cà phê sang Trung Quốc tăng 5,7%, Hoa Kỳ tăng 11,1%, Hàn Quốc tăng 14,3%, Mexico tăng 45,6%, Algeria tăng 71,4% và nhất là Indonesia tăng tới 157,8%.

Là một trong những quốc gia xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới, mức suy giảm về lượng xuất khẩu cà phê từ Việt Nam đã là động lực góp phần đẩy giá cà phê lên cao. Giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam trong tháng 8 ước đạt mức 2.963 USD/tấn, tăng 4,8% so với tháng 7 và tăng 25,8% so với cùng kỳ. Lũy kế 8 tháng, xuất khẩu cà phê đạt mức 2.459 USD/tấn, tăng 8,7% so với cùng kỳ. Đó là tin tốt với các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê và nông dân.

Để đảm bảo giá cà phê duy trì ở mức cao, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã thông qua “Đề án Phát triển cà phê đặc sản Việt Nam giai đoạn 2021-2030” với mục tiêu đến năm 2025 sẽ đạt diện tích cà phê đặc sản chiếm 2% tổng diện tích, nghĩa là sản lượng ở mức 5.000 tấn và tăng lên tương ứng 3% và 11.000 tấn trong năm 2030.

Nhiều vùng trọng điểm sản xuất cà phê cũng đang hướng tới phát triển bền vững thị trường tiêu thụ nội địa. Thời gian qua, sự xuất hiện của nhiều thương hiệu cà phê Việt và chuỗi cung ứng quốc tế đến từ các công ty trong ngành cà phê đã khiến tiêu thụ nội địa tăng khá.

Điển hình như Đắk Lắk, năm 2022, tỉnh có trên 250 cơ sở chế biến cà phê; trong đó có 235 cơ sở chế biến cà phê bột, cà phê hạt rang và 15 cơ sở chế biến cà phê hòa tan. Như vậy, tỉnh Đắk Lắk có ít nhất 250 nhãn hiệu cà phê chế biến cung ứng cho thị trường trong nước và xuất khẩu.

Đắk Lắk cũng đang khuyến khích doanh nghiệp c phê nâng cao trình độ sản xuất, kinh doanh và năng lực cạnh tranh của sản phẩm, mở mang thị trường nội địa làm nền tảng để xây dựng thương hiệu quốc gia.

Dự báo sản lượng cà phê năm nay giảm 10-15%/năm do thời tiết không thuận lợi. Tuy nhiên, xuất khẩu cà phê Việt đang có trợ lực tốt từ giá giao dịch và nội địa giữ ở mức cao để nhắm tới mục tiêu duy trì kim ngạch năm nay đạt trên 4 tỷ USD.

PV
Theo: Bộ Công thương
Spread the love
Back To Top