Mỗi năm, Việt Nam bị thiệt hại hàng tỉ USD do việc đốt rơm rạ. Do đó, việc triển khai các dự án tái sử dụng nguyên liệu này là cần thiết.
Tại Việt Nam, sản lượng rơm rạ tăng nhanh mỗi năm, trong khi nhu cầu sử dụng rơm rạ làm chất đốt gần như không còn, nhu cầu lấy rơm rạ làm thức ăn cho gia súc, ủ phân cũng ngày càng giảm. Vì vậy, hầu hết nông dân chọn giải pháp nhanh nhất đó chính là đốt bỏ.
Bình quân, mỗi năm người nông dân đang đốt bỏ lãng phí 2-3 tỉ USD. Ảnh: T.L.
Theo ông Tống Xuân Chinh, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi – Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, hiện, lượng phụ phẩm rơm rạ sau thu hoạch của Việt Nam rất lớn, lên đến 4̃7 triệu tấn/năm.
Trong đó, chỉ khoảng gần 30% lượng phế phẩm rơm rạ trong đó được dùng cho mục đích chăn nuôi, còn hơn 70% bị đốt bỏ. Việc đốt rơm không chỉ lãng phí nguyên liệu mà còn tạo phát thải gây ô nhiễm môi trường, làm đất bị chai cứng. Theo đó, bình quân mỗi năm nông dân đốt bỏ lãng phí 2-3 tỉ USD.
Trong đó, chỉ khoảng gần 30% lượng phế phẩm rơm rạ trong đó được dùng cho mục đích chăn nuôi, còn hơn 70% bị đốt bỏ. Việc đốt rơm không chỉ lãng phí nguyên liệu mà còn tạo phát thải gây ô nhiễm môi trường, làm đất bị chai cứng. Theo đó, bình quân mỗi năm nông dân đốt bỏ lãng phí 2-3 tỉ USD.
Gần đây, Viện Nghiên cứu Lúa gạo Quốc tế (IRRI) đã phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và các đối tác liên quan triển khai các giải pháp công nghệ chuyển đổi lúa chất lượng cao và phát thải thấp cho Việt Nam, thông qua tổ chức các sự kiện trình diễn đồng ruộng về cơ giới hóa gieo sạ chính xác, các công nghệ và thiết bị hỗ trợ nông nghiệp tuần hoàn như cơ giới hóa thu gom rơm khô và rơm ướt, sản xuất phân bón hữu cơ từ rơm…
Theo Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), quy trình và sổ tay hướng dẫn quản lý rơm rạ theo hướng nông nghiệp tuần hoàn và phát thải thấp ở đồng bằng sông Cửu Long sẽ được công bố và ra mắt. Đây là cơ sở để hỗ trợ cho các hộ nông dân, cán bộ khuyến nông, hợp tác xã, doanh nghiệp, đơn vị nghiên cứu và những người quan tâm đến sản xuất lúa gạo theo hướng tuần hoàn gắn với giảm phát thải khí nhà kính.
Ngoài ra, nhìn thấy được tiềm năng của rơm rạ trong việc tái chế thành vật liệu xây dựng xanh, Viện Phát triển và ứng dụng vật liệu âm thanh (DASM) đã thu thập mẫu rơm rạ và bắt tay vào nghiên cứu loại phụ phẩm nông nghiệp sẵn có này.
Kết quả nghiên cứu bước đầu cho thấy kết quả khả quan và đúng như dự đoán của các nhà nghiên cứu viện DASM. Nhóm nghiên cứu đã tiến hành phân rã, tách sợi và sử dụng công nghệ ép khối nóng tạo ra các kiện/tấm rơm rạ liên kết chặt chẽ với nhau. Tùy vào mục đích sử dụng cách âm, tiêu âm hay cách nhiệt, một số loại hóa chất và vật liệu xây dựng khác sẽ được thêm vào với tỉ lệ thích hợp để tăng hiệu quả cho sản phẩm.