Xuất khẩu thiếc tinh chế của Indonesia – quốc gia xuất khẩu thiếc lớn nhất thế giới – giảm mạnh trong tháng 1/2024, khi nước này chỉ xuất khẩu 400 tấn, tất cả đều dưới dạng thiếc hàn.
Xuất khẩu thiếc tinh chế của Indonesia giảm mạnh trong tháng 1/2024. Ảnh: Jakarta Globe
Đây là khối lượng xuất khẩu hàng tháng thấp nhất kể từ tháng 8/2015, khi Indonesia áp chế độ xuất khẩu để kiểm soát khai thác kim loại trái phép. Giá thiếc giao kỳ hạn 3 tháng trên Sàn giao dịch kim loại Luân Đôn (LME), hiện được giao dịch khoảng 26.500 USD/tấn, tăng 5,3% so với hồi đầu năm. Thiếc là kim loại cơ bản duy nhất tăng giá từ đầu năm đến nay.
Xuất khẩu thiếc của Indonesia đã giảm 12% xuống 75.000 tấn vào năm ngoái, nhưng con số này vẫn tương đương khoảng 20% nhu cầu toàn cầu. Quy trình cấp phép khai thác thiếc của nước này cũng được thay đổi từ mỗi năm sang ba năm một lần nhằm làm giảm bớt quan liêu và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu hàng năm.Quá trình phê duyệt xuất khẩu thiếc trước đây đã khiến khối lượng xuất khẩu bị sụt giảm trong tháng 1/2024. Tuy nhiên, năm nay không có chuyến hàng xuất khẩu phôi thiếc nào diễn ra trong tháng trước và dường như sẽ phải mất một thời gian trước khi “dòng chảy” trở lại bình thường.
Trung Quốc đã nhập khẩu 3.500 tấn thiếc của Indonesia trong năm 2021 và nâng số lượng mua hàng lên 24.000 tấn trong năm 2022. Năm ngoái, với khối lượng nhập khẩu 24.475 tấn đã đưa tổng lượng thiếc nhập khẩu của Trung Quốc lên mức cao nhất từ trước đến nay là 33.470 tấn.
Ngành thiếc của Trung Quốc đang đối mặt với cả mối đe dọa tiềm ẩn trong tương lai do xuất khẩu của Indonesia sụt giảm và vấn đề trước mắt là khối lượng khai thác giảm từ mỏ thiếc Man Maw ở nước láng giềng Myanmar.
Lượng thiếc tồn kho tại Sở giao dịch Thượng Hải đứng ở mức 9.033 tấn và là mức cao nhất kể từ tháng 8/2023. Tuy nhiên, việc đẩy mạnh nhập khẩu thiếc của Trung Quốc khiến chuỗi cung ứng dễ bị tổn thương hơn trước sự gián đoạn nguồn cung của Indonesia.