Nhiều nhà nghiên cứu dự đoán và đã quan sát thấy có sự gia tăng bạo lực giữa các cá nhân và vụ giết người khi nhiệt độ tăng.
Biến đổi khí hậu gây ảnh hưởng đáng kể đến tỷ lệ bạo lực.
Biến đổi khí hậu trong thời điểm hiện tại đã tạo ra các vấn đề cho con người như cháy rừng và giảm thời vụ trồng trọt đối với các loại cây trồng chủ lực, dẫn đến tác động kinh tế. Nhiều nhà nghiên cứu dự đoán và đã quan sát thấy có sự gia tăng bạo lực giữa các cá nhân và vụ giết người khi nhiệt độ tăng.
Bạo lực trong quá trình biến đổi khí hậu có bằng chứng trong lịch sử. Các nhà nghiên cứu tại Trường Đại học California, Davis (Mỹ) cho biết đã tìm thấy một mô hình bạo lực gia tăng trong quá trình biến đổi khí hậu ở trung tâm phía Nam Andes trong khoảng thời gian từ năm 470 – 1500 sau Công nguyên.
Thời gian đó đã ghi nhận Dị thường khí hậu thời Trung cổ (khoảng năm 900 – 1250 sau Công nguyên), nhiệt độ tăng, hạn hán xảy ra và các bang đầu tiên của dãy Andes sụp đổ.
Nhóm nghiên cứu đề xuất, biến đổi khí hậu và khả năng cạnh tranh đối với các nguồn tài nguyên hạn chế ở Trung Nam Andes có thể dẫn đến bạo lực giữa những người sống ở vùng cao nguyên vào thời điểm đó. Nghiên cứu đã xem xét các vết thương ở đầu của những người dân sống vào thời điểm đó.
Ông Thomas J. Snyder – tác giả chính của nghiên cứu – cho biết: “Chúng tôi thấy rằng, lượng mưa giảm thường khiến tỷ lệ chấn thương sọ não tăng lên. Quan sát này cho thấy, biến đổi khí hậu dưới hình thức giảm lượng mưa đã gây ảnh hưởng đáng kể đến tỷ lệ bạo lực giữa các cá nhân trong khu vực”.
Trong khi đó, kết quả tương tự không được tìm thấy ở các vùng ven biển. Điều đó cho thấy, cư dân ở những khu vực này đã chọn các giải pháp phi bạo lực đối với biến đổi khí hậu hoặc không bị ảnh hưởng bởi nó. Ở đó cũng có nhiều sự đa dạng về kinh tế và nông nghiệp hơn. Tuy nhiên, sự khan hiếm tài nguyên do hạn hán ở vùng cao nguyên dường như là một lời giải thích khả dĩ cho tình trạng bạo lực ở đó.
Snyder cho biết: “Phát hiện của chúng tôi củng cố ý kiến cho rằng, những người sống trong các môi trường cận kề có nhiều khả năng bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu. Nghiên cứu khảo cổ học có thể giúp chúng ta dự đoán cách tốt nhất để giải quyết những thách thức mà con người phải đối mặt trong điều kiện khí hậu thay đổi nhanh chóng”.
Các nhà nghiên cứu đã ghi lại bạo lực trong những năm đầu ở Andes bằng cách phân tích dữ liệu hiện có của gần 3.000 vết nứt xương của con người được tìm thấy tại 58 địa điểm khảo cổ. Tiếp theo, họ so sánh chúng với sự tích tụ băng vào thời điểm đó tại sông băng Quelccaya – nơi hiện nay là Peru, Chile và
Bolivia. Đồng thời, các địa điểm Wari và Tiwanaku trong khu vực đã bị bỏ hoang trên diện rộng, cho thấy sự rạn nứt về chính trị xã hội sau sự khởi đầu của biến đổi khí hậu toàn cầu kéo dài hàng thế kỷ.
Các nhà nghiên cứu cho biết khảo cổ học của dãy núi Andes mang đến cơ hội tuyệt vời để nghiên cứu phản ứng của con người đối với biến đổi khí hậu. Đồng thời, xét đến sự biến đổi khí hậu khắc nghiệt của khu vực, sự bảo tồn khảo cổ học.