Thị trường tiền ảo tuần qua: Sắc đỏ lan rộng

Thị trường chứng khoán giảm nhẹ trong tuần qua, với Bitcoin ngày càng rời xa ngưỡng 30,000 USD.

Tính tới sáng ngày 29/07, Bitcoin dao động ở mức 29,400 USD, giảm 2% so với cuối tuần trước. Ethereum – đồng tiền ảo lớn thứ hai – giảm 1% xuống dưới ngưỡng 1,900 USD. Ripple (XRP) cũng mất đà hưng phấn, quay đầu giảm 8% trong tuần qua.

Các đồng tiền khác trong top 10 tiền ảo cũng nhuốm sắc đỏ, với BNB, Solana và Cardano giảm nhẹ tuần qua. Riêng Dogecoin bật tăng 7%.

Top 10 đồng tiền ảo

Fed nâng lãi suất lên cao nhất trong 22 năm

Tuần qua, một thông tin có tác động tới thị trường tiền ảo nói riêng và tài sản rủi ro nói chung là việc Fed nâng lãi suất.

Trong một quyết định đã được dự báo từ trước, Fed nâng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản lên 5.25%-5.5%, là mức cao nhất kể từ đầu năm 2001.

Đây là đợt nâng lãi suất thứ 11 của Fed kể từ tháng 3/2022. Trước đó, họ quyết định giữ nguyên lãi suất trong tháng 6 để đánh giá tác động của các động thái thắt chặt tiền tệ tới nền kinh tế.

Tuy nhiên, tuyên bố sau cuộc họp của Fed chỉ đưa ra tín hiệu lờ mờ về các động thái trong tương lai.

“Uỷ ban sẽ tiếp tục đánh giá các thông tin sắp tới và tác động của chúng tới chính sách tiền tệ”, trích từ tuyên bố của Uỷ ban Thị trường Mở Liên bang Mỹ (FOMC) – cơ quan ra quyết định của Fed. Đây có lẽ là cách tiếp cận phụ thuộc vào dữ liệu mà các quan chức Fed đã đề cập tới trong các tuyên bố gần đây.

Trong cuộc họp báo sau tuyên bố nâng lãi suất, Chủ tịch Fed Jerome Powell cho biết dù lạm phát đã hạ nhiệt đáng kể so với mức đỉnh, nhưng cuộc chiến vẫn chưa kết thúc. “Lạm phát đã hạ nhiệt phần nào kể từ giữa năm 2022. Tuy nhiên, chặng đường kéo giảm lạm phát về 2% vẫn còn xa”, ông Powell chia sẻ.

Ông nói Fed sẽ tiếp tục dựa vào dữ liệu để ra quyết định về lãi suất. “Fed có thể nâng lãi suất nếu dữ liệu cho thấy cần phải làm thế, nhưng cũng có thể tạm ngưng. Chúng tôi sẽ đưa ra đánh giá cẩn trọng ở từng cuộc họp”, Chủ tịch Powell nhận định.

Chính kỳ vọng Fed sắp ngừng nâng lãi suất là động lực giúp thị trường tài sản rủi ro, trong đó có cả thị trường tiền ảo.

Tiền ảo giành được một số chiến thắng tại Quốc hội Mỹ

Theo CNBC, trước kỳ nghỉ tháng 8 của các nhà lập pháp, Quốc hội Mỹ đã có những bước tiến lớn khi thông qua một số quy định pháp lý nhằm quản lý các tài sản kỹ thuật số.

Cụ thể, vào ngày 27/7, Ủy ban Dịch vụ Tài chính Hạ viện vừa thông qua một giải pháp nhằm thiết lập khung pháp lý rõ ràng cho việc phát hành các đồng stablecoin (tiền ổn định) dùng trong thanh toán. Dự luật cũng cho phép các nhà phát hành stablecoin mới tham gia thị trường trong một số điều kiện nhất định. 

Cuộc bỏ phiếu về stablecoin diễn ra chỉ một ngày sau khi Ủy ban Dịch vụ Tài chính Hạ viện thông qua một khuôn khổ pháp lý về quản lý tiền ảo, trong đó phân định rõ khi nào tài sản kỹ thuật số là hàng hóa, khi nào là chứng khoán nhằm phục vụ mục đích giám sát.

Việc các dự luật trên được thông qua, sau cuộc tranh luận kéo dài khoảng 14 tháng giữa các đảng viên Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ trong Ủy ban, có thể được coi là chiến thắng cho ngành công nghiệp tiền ảo.

Tuy nhiên, ngành công nghiệp này cũng vấp phải một số thách thức từ Thượng viện Mỹ. Cụ thể, tối ngày 27/7, Thượng viên đã thông qua dự luật tài trợ quốc phòng lớn, bao gồm một số biện pháp nhằm ngăn chặn tiền ảo được sử dụng cho mục đích bất hợp pháp cũng như chống lại các giao dịch tiền ảo ẩn danh.

Binance rút đơn xin cấp phép ở Đức

Theo Reuters, Binance đã rút đợt xin cấp phép tại Đức. Động thái này cho thấy sàn giao dịch tiền ảo lớn nhất thế giới đang xem xét lại các kế hoạch mở rộng của mình trong bối cảnh lập trường pháp lý đang gây khó khăn với ngành công nghiệp này.

Tháng trước, các cơ quan quản lý của Đức đã nói rằng họ sẽ không cấp cho Binance giấy phép lưu ký tiền ảo.

Người phát ngôn của Binance cho biết: “Binance xác nhận chủ đột rút đơn đăng ký với BaFin (cơ quản quản lý tài chính của Đức). Tình hình, cả trên thị trường toàn cầu và quy định pháp lý, đã thay đổi đáng kể”.

Người phát ngôn này nói thêm: “Binance vẫn có ý định nộp đơn xin cấp phép ở Đức, nhưng bản đệ trình của chúng tôi cần phải phán ánh được những thay đổi đang diễn ra”.

Công ty và CEO Changpeng Zhao đã chịu áp lực đáng kể vào tháng trước, sau vụ kiện từ Ủy ban Chứng khóa và Giao dịch Mỹ (SEC), cáo buộc Binance điều hành một “trang web lừa đảo”. Binance đã bác bỏ cáo buộc của cơ quan quản lý.

Công ty cũng đang đối mặt với những trận chiến pháp lý ở những quốc gia khác. Binance đã phải rời khỏi Hà Lan vì không đáp ứng các yêu cầu về đăng ký hoạt động. Đồng thời, sàn giao dịch này cũng đang bị điều tra tại Pháp.

Theo: t/h
Spread the love
Back To Top