Chuyên gia Cấn Văn Lực nhận định lợi nhuận ngành ngân hàng năm 2023 có thể giảm sút do xu hướng giảm lãi suất.
Khách hàng cá nhân, khách hàng tiểu thương và doanh nghiệp vừa và nhỏ, vay vốn tại ngân hàng. Ảnh: Trần Việt/TTXVN
Ông Cấn Văn Lực, Chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) nhận định, lợi nhuận của ngành ngân hàng trong năm 2023 sẽ chịu ảnh hưởng lớn và đầu tiên do xu hướng giảm lãi suất đã kéo theo giảm biên lợi nhuận của ngành.
Theo định hướng chung của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đã 4 lần giảm lãi suất điều hành nhằm hỗ trợ bên vay, doanh nghiệp, thúc đẩy phục hồi và tăng trưởng, trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế 3 quý năm nay vẫn ở mức khá thấp. Viện Đào tạo và nghiên cứu BIDV đã dự báo cả năm GDP tăng trưởng của cả nước sẽ chỉ đạt khoảng 5 – 5,5%, thanh khoản hệ thống ngân hàng sẽ được cải thiện nhưng nhu cầu tín dụng sẽ giảm thấp. Trong thời gian tới, mặt bằng lãi suất cho vay kỳ vong sẽ tiếp tục giảm tiếp trong khi lãi suất huy động khó có thế giảm sâu được hơn, vì e ngại người dân sẽ dịch chuyển sang đầu tư kênh khác nếu lãi suất tiền gửi giảm sâu.
Điều này, khiến biên lợi nhuận cho vay tại các ngân hàng sẽ tiếp tục thu hẹp. Thực tế biên lãi cho vay ròng (NIM) của toàn hệ thống ngân hàng đã giảm từ mức 3,3% năm 2022 xuống còn 3% ở thời điểm hiện nay.
Là ngành, lĩnh vực tiên phong trong các chương trình hội nhập kinh tế quốc tế, tới đây, ngành ngân hàng sẽ có xu hướng chuyển đổi số, xanh hóa trong hê thống nhằm giúp các tổ chức tin dụng tăng trải nghiệm khách hàng và hiệu quả kinh doanh. Các công nghệ hiện đại, đột phá như các giải pháp thanh toán số, công nghệ chuỗi khối (Blockchain), trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ sinh trắc học, phân tích dữ liệu lớn (Big Data)… đang được ứng dụng ngày càng rộng rãi tại các tổ chức tín dụng.
Ông Cấn Văn Lực viện dẫn báo cáo của BDA Partners, quy mô thị trường dịch vụ tài chính số tại Việt Nam sẽ đạt khoảng 3,8 tý USD vào năm 2025 với tốc độ tăng trưởng bình quân là 38%/năm, nhanh nhất khu vực ASEAN, Bên cạnh đó, xu hướng tăng trường xanh, kinh tế tuần hoàn, chuyển đổi năng lượng vừa là cơ hội, vừa là thách thức phát triển tài chính xanh, ngân hàng xanh…
Ngoài ra, nợ xấu gia tăng nhưng cơ bản vẫn trong tầm kiểm soát. Ngân hàng Nhà nước xác định tỷ lệ nợ xấu gộp hiện ở mức khoảng 5% (từ mức 4,5% hồi cuối năm 2022). Đây là điều dã được dự báo trước từ năm 2022 khi chính sách cho phép cơ cấu lại nợ, giữ nguyên nhóm nợ, miễn giảm lãi suất cho khách hàng do dịch COVID-19.
Cuối cùng, lợi nhuận các ngân hàng được dự báo sẽ tăng ở mức thấp hơn trong năm 2023 và sẽ chi tăng nhẹ trong 1-2 năm tới. Xu hướng giảm lãi suất cho vay trong khi nguồn vốn huy động vẫn còn nhiều khoản có lãi suất cao dẫn đến thu nhập lãi biên của các tổ chức tín dụng có xu hướng giảm như nêu trên. Đồng thời, một số vụ việc tranh chấp liên quan đến sản phẩm bảo hiểm liên kết giữa công ty bào hiểm và ngân hàng (Bancassurance) hoặc các đại lý khác, chủ yếu xảy ra đối với sản phẩm liên kết đầu tư có thể gây ảnh hưởng đến kết quả dịch vụ của các tổ chức tín dụng từ nay đến cuối năm 2023.
Theo ông Lực, trong quý I/2023, một số ngân hàng đã ghi nhận tăng trưởng lợi nhuận ở mức âm như VPBank giảm 62%, Techcombank giảm 17%, SeABank 18%, LienVietPostBank giảm 13% so vói cùng kỳ. Vi vậy, lợi nhuận ngành ngân hàng năm 2023 dự báo sẽ tăng ở mức thấp hơn đáng kể so với năm 2022 (khoáng 13-15%). Với năm 2024-2025, mức tăng lợi nhuận có thể đi ngang hoặc tăng không đáng kể…/.