Các nhà tuyển dụng cũng chia sẻ sự đồng tình lạc quan này, với 84% người sử dụng lao động kỳ vọng GenAI sẽ định hình lại công việc linh hoạt, vượt qua tỷ lệ toàn cầu là 67%, trong khi 70% nhà tuyển dụng có kế hoạch triển khai hoặc sẵn sàng sử dụng GenAI trong năm 2024.
Mặc dù nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển kỹ năng nhưng chỉ có 22% nhà tuyển dụng Malaysia lên kế hoạch cung cấp đào tạo liên quan đến GenAI phù hợp với xu hướng toàn cầu.
Ông Low Choy Huat, đứng đầu Dịch vụ tư vấn nguồn nhân lực ASEAN EY và đối tác của Ernst & Young Consulting Sdn Bhd (Malaysia) cho rằng đây là sự khích lệ đáng kể khi người lao động và người sử dụng lao động Malaysia đều gia tăng nhận thức về lợi ích tiềm năng của việc sử dụng GenAI tại công sở.
Mặc dù các nhà tuyển dụng có ý định kết hợp GenAI trong tương lai gần, nhưng vẫn còn khoảng cách đáng kể trong việc nâng cao và đào tạo lại lực lượng lao động trong lĩnh vực công nghệ.
Ông cũng nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết về các chương trình đào tạo nhằm thu hẹp khoảng cách kỹ năng và đảm bảo tích hợp GenAI một cách có trách nhiệm.
*Người lao động lên kế hoạch nghỉ việc dù kinh tế suy thoái
Cũng theo khảo sát, hơn 1/3 (tương ứng 39%) người lao động Malaysia, vượt tỷ lệ toàn cầu là 34%, có thể sẽ rời bỏ công việc hiện tại trong năm 2024, với kỳ vọng có thể nâng cao các chương trình phúc lợi tổng thể, tính linh hoạt cao hơn khi làm việc từ xa và các gói lương hấp dẫn hơn ở nơi khác.
Lương vẫn là mối quan tâm hàng đầu ở mức 40%, tiếp theo là thu hút nhân tài của nhà tuyển dụng (28%) và tính linh hoạt nơi công sở (28%). Tương tự, nhà tuyển dụng ưu tiên trả lương (34%), giữ chân nhân tài (34%) và tính linh hoạt (32%).
Cuộc khảo sát nhấn mạnh sự mất kết nối giữa nhận thức của người lao động và người sử dụng lao động về tác động của tăng trưởng kinh tế chậm hơn đối với việc duy trì việc làm. Điều này cũng cho thấy khả năng đánh giá thấp tính linh hoạt của thị trường lao động.
Cũng theo người đứng đầu EY, bất chấp những thách thức kinh tế đang diễn ra, hơn 1/3 người lao động Malaysia đang tích cực xem xét việc chuyển đổi sang những nơi làm việc mang lại các sáng kiến nâng cao phúc lợi, phù hợp với nguyện vọng sau đại dịch của họ và điều chỉnh theo chi phí sinh hoạt ngày càng tăng…
Do vậy, người sử dụng lao động phải chủ động giải quyết những kỳ vọng ngày càng tăng và các ưu tiên của lực lượng lao động, cũng như thúc đẩy lực lượng lao động bám trụ nhiều hơn khi đối mặt với những thách thức kinh tế đang diễn ra.
Nhìn chung, các đối tượng tham gia khảo sát tại Malaysia vẫn tin rằng người sử dụng lao động có ảnh hưởng lớn đến động lực làm việc, khả năng giữ chân và động lực làm việc, mặc dù thực tế là mô hình làm việc đã thay đổi kể từ khi bùng phát đại dịch COVID-19.
*Sự linh hoạt trong sắp xếp công việc
Trong bối cảnh công việc ngày càng phát triển sau đại dịch, 52% người sử dụng lao động ở Malaysia bày tỏ sự ủng hộ đối với mô hình làm việc từ xa kéo dài từ 2 – 3 ngày vì có thể mang đến cho nhân viên sự linh hoạt để luân phiên giữa môi trường làm việc ở nhà và văn phòng.
Ưu tiên này phù hợp với kỳ vọng cơ bản của người lao động tri thức về tính linh hoạt, với chỉ 5% sẵn sàng làm việc hoàn toàn tại văn phòng. Điều này dẫn đến môi trưởng làm việc tại văn phòng chỉ được tập trung cho sự cộng tác, xây dựng mối quan hệ và kết nối xã hội.
Đáng ngạc nhiên là tiện nghi và thiết kế nơi công sở không có thu hút được đáng kể nhân viên muốn tới văn phòng. Tuy nhiên, đầu tư vào bất động sản chất lượng cao có tác động tích cực đến việc hỗ trợ vận hành để sắp xếp công việc linh hoạt, năng suất và ổn định.
Mặc dù vậy, vẫn có khác biệt giữa sự lạc quan của người sử dụng lao động (82%) về sự liên kết của lãnh đạo đối với các phương pháp làm việc mới và sự đồng thuận của người lao động (62%).
Ông Low cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc người sử dụng lao động áp dụng phương pháp làm việc kết hợp để thúc đẩy tinh thần làm việc nhóm và các mối quan hệ.
Thực tế, các cơ quan và tổ chức có sự đồng cảm với người lao động đã chứng kiến hơn một nửa số người lao động Malaysia bày tỏ sự tin tưởng và cảm thấy được hỗ trợ. Điều này nhấn mạnh rằng có những cơ hội để thu hẹp khoảng cách này.
Theo ông Low, việc đón nhận sự đa dạng thần kinh không chỉ khai thác nguồn tài năng chưa được khai thác trong cộng đồng đa dạng thần kinh để điều hướng bối cảnh kỹ thuật số đang phát triển, mà còn cho phép các công ty đạt được mục tiêu về tính toàn diện bằng cách mở rộng định nghĩa và tích hợp khái niệm này vào các sáng kiến về đa dạng, công bằng và hòa nhập (DE&I) nơi công sở.
Nhận thức ngày càng tăng về tính đa dạng thần kinh nơi công sở, đặc biệt nổi bật ở Thế hệ Z và thế hệ trẻ, nhấn mạnh rằng 9% số người được hỏi ở Malaysia được xác định là có tính đa dạng thần kinh.
Điều này nhấn mạnh việc sử dụng vô giá những đặc điểm độc đáo của họ đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về các kỹ năng kỹ thuật số như trí tuệ nhân tạo, phân tích dữ liệu và an ninh mạng.