Những biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường

Biến chứng của tiểu đường ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và có thể trở thành mối nguy hiểm cho người bệnh. Nhưng nếu có phương pháp điều trị phù hợp kết hợp với điều chỉnh lối sống có thể giúp ngăn ngừa hoặc trì hoãn các biến chứng đó…

Bác sĩ, Đại tá, Tiến sĩ Nguyễn Kim Lưu, nguyên Giám đốc Trung tâm U Bướu và Y học hạt nhân chia biến chứng tiểu đường ra 2 nhóm, biến chứng mạch máu nhỏ và biến chứng mạch máu lớn. Cụ thể:

Các biến chứng mạch máu nhỏ ở người bệnh tiểu đường:

1. Bệnh võng mạc đái tháo đường

Nguyên nhân phổ biến gây mù lòa ở bệnh nhân tiểu đường. Bệnh xuất hiện khi mạch máu nhỏ tổn thương, phình mao mạch võng mạc (bệnh võng mạc nền) gây tăng sinh mạch máu (bệnh võng mạc tăng sinh) và phù hoàng điểm. Bệnh thường không có triệu chứng ở giai đoạn sớm, các triệu chứng thấy rõ khi bệnh tiến triển nặng bao gồm: Nhìn mờ, bong thủy tinh thể, bong võng mạc, mất thị lực một phần hoặc toàn bộ. Để phòng ngừa bệnh võng mạc đái tháo đường, người bệnh phải kiểm tra võng mạc thường xuyên hằng năm. Nếu được phát hiện sớm, tỉ lệ điều trị thành công cao, ngăn ngừa mất thị lực.

2. Bệnh thận đái tháo đường

Nguyên nhân chính gây ra suy thận mạn ở người bệnh tiểu đường. Bệnh xuất hiện khi màng đáy cầu thận dày lên, tăng sinh gian mạch và xơ cứng cầu thận. Những thay đổi này gây tăng áp lực cầu thận và suy giảm dần mức lọc cầu thận. Bệnh thận đi kèm tăng huyết áp đẩy nhanh tiến triển bệnh. Bệnh thường không có triệu chứng cho tới khi hội chứng thận hư hoặc suy thận mạn.

Ảnh minh hoạ

3. Bệnh thần kinh đái tháo đường

Là hậu quả của thiếu máu thần kinh do bệnh vi mạch, ảnh hưởng trực tiếp của đường huyết lên tế bào thần kinh và những thay đổi trao đổi chất nội bào làm giảm chức năng thần kinh. Bệnh thần kinh đái tháo đường được chia ra nhiều dạng bao gồm:

Bệnh thần kinh ngoại biên: Thường gặp nhất ở bệnh nhân tiểu đường, ảnh hưởng trên dây thần kinh bàn chân và cẳng chân, một số trường hợp bị ở bàn tay và cẳng tay. Khoảng 1/3 đến 1/2 bệnh nhân tiểu đường có biến chứng thần kinh ngoại biên. Triệu chứng bệnh bao gồm: Tê, ngứa, mất cảm giác bàn chân,…

Bệnh thần kinh tự chủ: Ảnh hưởng đến thần kinh tự chủ của hệ tiêu hóa, tim mạch, tiết niệu, cơ quan sinh dục, mắt, tuyến mồ hôi… gây mất khả năng nhận biết dấu hiệu hạ đường huyết.

Bệnh đơn dây thần kinh: Tổn thương các dây thần kinh đơn lẻ thường gặp ở tay, đầu, thân mình hoặc chân. Tổn thương chèn ép lên dây thần kinh gây hội chứng ống cổ tay làm đau, tê, teo cơ bàn tay…

Bệnh đám rối – rễ thần kinh: Tổn thương dây thần kinh gây teo cơ. Bệnh đa dây thần kinh, biểu hiện đau một bên đùi, sụt cân, yếu vận động.

4. Bệnh thần kinh ngoại vi, thần kinh trung ương

Đái tháo đường làm giảm cảm giác, mất cảm giác, giảm các phản xạ… gây thoái hoá não, giảm trí nhớ, alzheimer.

Biến chứng mạch máu lớn liên quan xơ vữa động mạch của các mạch lớn

Có thể dẫn tới:

Ở mạch máu não gây đột qụy do xuất huyết não, nhũn não; đôi khi có cơn thiếu máu não thoáng qua. Người mắc đái tháo đường làm tăng nguy cơ đột qụy não từ 150 – 400%. Nguy cơ sa sút trí tuệ liên quan với đột qụy, tái phát và tử vong do đột qụy ở người đái tháo đường đều cao hơn.

Ở tim gây bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ, cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim. Nhồi máu cơ tim ở bệnh nhân đái tháo đường có thể không đau, khi chụp mạch vành tổn thương mạch vành của bệnh nhân đái tháo đường thường nhiều chỗ và nhiều nhánh.

Ở mạch máu ngoại vi gây tắc mạch chi, hoại tử chi đặc biệt ở bệnh nhân hút thuốc lá nhiều. Hoại tử chi thường gặp ở các ngón chân, ngón chân bệnh nhân thâm đen (thường bị hoại tử khô vì không có nhiễm trùng), nếu không điều trị kịp thời có thể mất ngón chân.

Ngoài ra xơ vữa động mạch cũng góp phần gây rối loạn cương, loét chân. Một số biến chứng khác hiếm hơn như phình động mạch chủ bụng, tắc mạch mạc treo, nhồi máu cơ tim, đột qụy não.

Không dừng lại ở đó, bệnh đái tháo đường còn gây ra hàng loạt biến chứng nguy hiểm khác như:

Bệnh tim mạch – Bệnh đái tháo đường thường gây nhiều biến chứng cho người bệnh, trong đó tim mạch và đột qụy (còn gọi là tai biến mạch máu não) là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất, đây là nguyên nhân tử vong hàng đầu ở người bị đái tháo đường. Bệnh đái tháo đường có thể gây ra xơ vữa động mạch gây hẹp tắc mạch máu dẫn đến các biến chứng tim mạch như thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim và đột qụy. Nếu không chữa trị kịp thời bệnh có thể dẫn đến tử vong. Nhồi máu cơ tim và đột qụy là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh đái tháo đường.

Các bệnh về huyết áp – Tăng huyết áp rất thường gặp ở người bị đái tháo đường, và người bệnh có thể gặp các biến chứng liên quan đến bệnh tăng huyết áp như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim… Biện pháp điều trị quan trọng đối với người bệnh đái tháo đường kèm tăng huyết áp là cần phải vừa bảo đảm bình ổn cả chỉ số đường huyết lẫn chỉ số huyết áp, như vậy mới giảm được các biến chứng tim mạch và tỉ lệ tử vong.

Vết thương dễ bị nhiễm trùng – vết thương trên cơ thể người bệnh đái tháo đường thường lâu lành hơn người bình thường. Đó là do khi lượng đường cao trong máu làm cơ thể người bệnh giảm sức đề kháng, từ đó vết thương dễ nhiễm trùng và khó lành hơn. Hơn nữa, đái tháo đường kiểm soát kém có thể dẫn đến biến chứng thần kinh gây ra mất cảm giác, bệnh nhân dễ bị vết thương hơn từ đó nhiễm trùng xâm nhập và lan rộng. Hậu quả có thể bị cắt chân nếu hoại tử nhiễm trùng nặng nếu điều trị không đúng cách.

Bệnh về mắt – Bệnh đái tháo đường còn gây các biến chứng về mắt như tổn thương các mạch máu nhỏ ở đáy mắt và có thể chảy máu gây ra mù loà. Ngoài ra còn một số biến chứng khác như đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp cũng là nguyên nhân làm giảm thị lực của người bệnh. Vì vậy người bệnh đái tháo đường cần chăm sóc mắt cẩn thận và đi khám mắt định kì hằng năm.

Suy thận – Biến chứng thận cũng thường gặp ở người bị bệnh đái tháo đường nếu không kiểm soát tốt lượng đường trong máu cao kéo dài. Hậu quả của suy thận có thể tiến triển xấu tới mức thận không hoạt động và cơ thể ứ đọng nhiều chất gây hại cho cơ thể. Ở giai đoạn bệnh thận nặng, bệnh nhân cần chạy thận nhân tạo hay lọc màng bụng để duy trì sự sống, điều này rất tốn kém và làm chất lượng sống giảm nhiều.

Đại tá, Tiến sĩ Nguyễn Kim Lưu, nguyên Giám đốc Trung tâm U Bướu và Y học hạt nhân kết luận, đái tháo đường là bệnh nhiều biến chứng nhất trong các loại bệnh mạn tính.

Để ngăn ngừa các biến chứng, người tiểu đường cần vận động kết hợp với chế độ dinh dưỡng phù hợp và dùng thuốc giảm đường huyết. Tập thể dục hằng ngày không chỉ giúp giảm cân mà còn có tác dụng giúp cơ thể sử dụng insulin tốt hơn để chuyển hoá đường glucose thành năng lượng cho các tế bào, giúp cơ thể hoạt động khoẻ mạnh. Thói quen đi bộ, bơi lội là những bài tập vận động đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cho những người bệnh đái tháo đường. Các biến chứng nguy hiểm của bệnh đái tháo đường hoàn toàn có thể ngăn ngừa được nếu kiểm soát tốt chỉ số đường huyết thông qua việc tập thể dục đều đặn và có một chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lí, khoa học.

Thực hiện sứ mệnh “tất cả vì bạn” Công ty Cổ phần Bệnh Viện Quốc tế LifeCare vừa cho ra mắt sản phẩm Tiểu Tâm Đường giúp hỗ trợ giảm chỉ số đường huyết và sản phẩm Thái Tâm Khang ngăn ngừa đột quỵ. Các sản phẩm được phân phối bởi Hệ thống nhà thuốc Life Care toàn quốc.NHÀ THUỐC LIFE CARE 163

Địa chỉ: Số 163 Nguyễn Chí Thanh, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội.

NHÀ THUỐC LIFE CARE 14

Địa chỉ: Số 14 Trường Chinh, Khương Thượng, Đống Đa, Hà Nội.

NHÀ THUỐC LIFE CARE 59

Địa chỉ: Số 59 Phố Thái Học 1, Phường Sao Đỏ, Thành phố Chí Linh, Tỉnh Hải Dương.

Hotline: 0247.3040.988

PV
Theo: ngaymoionline
Spread the love
Back To Top